Metfone ủng hộ 70.000 USD cho Bộ Y tế và 3 bệnh viện tại Campuchia
“Quỹ Metfone chung tay chống dịch Covid-19” được kêu gọi từ đầu tháng 4 ...
Metfone triển khai chương trình hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó
Với tinh thần vì lợi ích cộng đồng, mới đây, Metfone đã triển khai chư...
Viettel Global thông báo mời thầu gói: 55/2024/VTG-THẢM – “Cải tạo thay thế thảm trải sàn văn phòng tầng 39 Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế&r...
01/2017: Chính thức nhận giấy phép đầu tư tại Myanmar. Đây là thị trường nước ngoài thứ 10 và cũng là thị trường có quy mô và tiềm năng nhất của Viettel từ trước tới nay, sau 15 năm nỗ lực theo đuổi.
01/2017: Triển khai gói cước Roaming 3 nước Đông Dương - bước đi tiên phong, đột phá của Viettel với chính sách viễn thông không biên giới.
07/2017: Telemor trở thành nhà mạng đầu tiên tại Đông Timor cung cấp 4G và cũng là thương hiệu thứ 7 của Viettel chính thức kinh doanh 4G trên tổng số 11 thị trường hiện có.
8/2017: Mytel (nhà mạng của Viettel tại Myanmar) đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm và làm việc. Chuyến thăm của Tổng Bí thư đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước, chính phủ, là sự ghi nhận đối với sự nghiệp đầu tư quốc tế của Viettel với vị thế của một Tập đoàn nhà nước.
03/2006 - Viettel đánh dấu cột mốc 10 năm đầu tư ra nước ngoài.
03/2016 - Bộ Giao thông & Truyền thông Myanmar chính thức công bố Viettel trúng thầu liên doanh với hai đối tác Myanmar gồm công ty Myanmar National Telecom Holding Public Limited (MNTH) và Star High Public Company Limited (Star High).
11/2016 - Lumitel (Burundi) và Metfone (Campuchia) lần lượt nhận 3 danh hiệu lớn tại lễ trao Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế năm 2016 (International Business Awards – Stevie Adwards)
Năm 2016 tiếp tục bước chuyển dịch từ công nghệ 3G sang 4G của Viettel Global khi đồng loạt khai trương mới tại 3thị trường Burundi, Campuchia và Haiti, nâng tổng số thị trường đã có 4G lên 4 nước.
Cũng trong năm 2016, trên thành công của dịch vụ Bankplus tại Việt Nam, Viettel Global đã nhân rộng dịch vụ “ví điện tử” tại 6/8 thị trường Viettel đang đầu tư với các tên gọi: eMoney (Campuchia), E-Mola (Mozambique), Lajan Cash (Haiti), Halopesa (Tanzania), Lumicash (Burundi), Possa (Cameroon)
11/2016 - Viettel thực hiện chủ trương của Thủ tướng 3 nước Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam trong việc đầu tư hiện đại hóa mạng viễn thông ba nước bằng công nghệ 4G, hỗ trợ Chính phủ điện tử và tiên phong xây dựng chính sách giá cước thống nhất giữa 3 nước, bước đầu tạo thế giới phẳng về viễn thông.
8/2016 - Viettel đón nhận tin vui từ Lào khi Unitel đã cán mốc 1 tỷ USD doanh thu lũy kế sau 7 năm kinh doanh tại đất nước Triệu voi (từ 10/2009).
Năm 2016 chứng kiến nhiều sự kiện nổi bật về những người nước ngoài làm việc tại Viettel. Lần đầu tiên ban lãnh đạo Tổng công ty có sự tham gia của người nước ngoài. Lần đầu tiên các nhân viên sở tại về Việt Nam học tập và làm việc, góp phần xây dựng một môi trường làm việc đa văn hóa, đưa Viettel Global trở thành một công ty toàn cầu.
03/2015: Bắt đầu cung cấp dịch vụ thử nghiệm tại Burundi với tên thương hiệu Lumitel. Chỉ sau 1 tháng, đã có hơn 600.000 khách hàng hòa mạng.
06/2015: Cung cấp dịch vụ 4G tại thị trường Lào
10/2015: Khai trương mạng viễn thông Halotel tại Tanzania với 18.000 km cáp quang (gấp gần 2,5 lần đường trục của Chính phủ là 7.500 km); hơn 2.500 trạm phát sóng. Chỉ sau 3 tháng khai trương, đạt doanh thu 4,2 triệu USD, phát triển được 1 triệu thuê bao - tốc độ tăng trưởng con số tuyệt đối về thuê bao nhanh nhất từ trước tới nay.
2/2014: Nhận giấy phép đầu tư tại Cộng hòa Burundi
10/2014: Khai trương dịch vụ di động tại thị trường Peru
3/2013: Khai trương dịch vụ di động tại Thị trường Đông Timor.
8/2013: Đại hội đồng Cổ đông bất thường quyết định 3 nội dung lớn:
- Đổi tên Công ty từ: “Công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế Viettel” thành “Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel”;
- Tăng vốn điều lệ từ 6.219.052.000.000 đồng lên 12.438.112.000.000 đồng;
- Bổ sung ngành nghề "Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác" vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Tổng Công ty.
5/2012: chính thức khai trương và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Mozambique.
7/2012: thắng thầu, nhận giấy phép đầu tư tại Đông Timor.
12/2012: thắng thầu, nhận giấy phép di động thứ 3 tại Cameroon.
9/2011: chính thức khai trương và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Haiti.
2/2010: thành lập Công ty Viettel Overseas Co., Ltd để thực hiện dự án đầu tư mở rộng mạng viễn thông tại Cộng hòa Haiti.
11/2010: Viettel Global thắng thầu dự án đầu tư mạng viễn thông tại Mozambique.
2/2009: khai trương mạng viễn thông tại Campuchia, bắt đầu kinh doanh và cung cấp dịch vụ.
10/2009: khai trương dịch vụ viễn thông tại Lào.
1/2008: Viettel Global nhận giấy phép đầu tư tại Campuchia từ Tập đoàn VTQĐ.
2/2008: Viettel Global ký Hợp đồng liên doanh với Lao Asian Telecom (LAT) thành lập Công ty Star Telecom Co., Ltd., trong đó, Viettel đóng góp 49% vốn điều lệ, chính thức băt đầu đầu tư sang Lào.
Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel được thành lập theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0102409426 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 24/10/2007. Vốn ban đầu là 960 tỷ VNĐ.
Tên công ty: Viettel (Campuchia) Pte, Ltd
Địa chỉ: 199 Mao Tse Tung Blvd (đường 245), SangkatToulSvayPrey 2, Khan Chamkarmon, Phnom Penh, Vương quốc Campuchia
Website: metfone.com.kh
Thương hiệu: Metfone
Logo:
Tên thương hiệu Metfone được hình thành xuất phát từ phiên âm tiếng Khmer “Mette” – có nghĩa là “người bạn”. Bằng việc thêm vào từ tiếng Anh được sử dụng phổ biến về viễn thông “fone”, chúng ta tạo ra một thương hiệu mang đậm nét Campuchia nhưng vẫn chứa đựng những giá trị hiện đại về viễn thông toàn cầu – Metfone.
Tình bạn và nâng cao cuộc sống là 2 giá trị được người Khmer rất coi trọng trong cuộc sống. Do vậy, mạng Metfone muốn trở thành 1 mạng viễn thông đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Campuchia, giống như những người bạn đối xử với nhau.
Thành lập: 2006
Khai trương dịch vụ: Tháng 2 năm 2009
Nhân viên:
Dịch vụ cung cấp: Di động, cố định, Internet
Metfone hiện là nhà mạng hàng đầu Campuchia với 50% thị phần và 4,3 triệu thuê bao, Metfone đồng thời sở hữu hệ thống mạng lưới lớn nhất:
Giải thưởng quốc tế đạt được:
1. Thông tin chung
Tên nước: Vương quốc Campuchia
Thủ đô: Phnom-Penh
Diện tích: 181.035 km2, đứng thứ 90 trên thế giới.
Vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp Lào (541 km), phía Tây giáp Thái Lan (803 km), phía Đông giáp Việt Nam (1,228 km), phía Nam giáp Vịnh Thái Lan (443 km).
Khí hậu:
Nhiệt đới, nóng quanh năm, chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa có gió mùa (tháng 5 – tháng 11), mùa khô (tháng 12 - tháng4), ít biến đổi nhiệt độ theo mùa. Nhiệt độ trung bình từ 24 đến 35 độ C và ít thay đổi giữa các mùa. Tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng nhất còn tháng 1 là tháng mát nhất trong năm.
Địa hình:
Chủ yếu là đồng bằng thấp, núi tập trung ở phía Tây Nam và phía Bắc. Đặc điểm địa hình nổi bật ở Campuchia là có một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² vào mùa khô và rộng tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Khoảng 75% diện tích đất nước Campuchia nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng Bắc-Nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.
Đơn vị hành chính:
Campuchia có 24 đơn vị hành chính, gồm 23 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. Các tỉnh được chia thành các huyện và huyện đảo, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các quận. Dưới huyện là các xã, và dưới quận là các phường..
Ngôn ngữ:
Tiếng Khmer, Pháp, Anh.
Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức. Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và là ngoại ngữ bắt buộc trong các trường phổ thông và đại học. Hai thứ tiếng này cũng được sử dụng thường xuyên trong các cơ quan chính quyền.
Đồng tiền: Riel. Tỷ giá: 1 USD = 4.062 Riel
Quốc khánh: 9/11/1953.
2. Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế:
+ GDP năm 2012: 7,3% (xếp thứ 36 thế giới).
+ Thu nhập bình quân đầu người 2012: 2.330 USD.
Kinh tế Campuchia được coi là một trong những nền kinh tế cởi mở nhất châu Á với sự tham gia lớn của khu vực kinh tế tư nhân trong và ngoài nước. Campuchia được coi là quốc gia còn nhiều tiềm năng để có thể duy trì sức cạnh tranh như tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực trẻ, nhân công giá rẻ.
Về cơ bản Campuchia là một nước nông nghiệp, các ngành kinh tế chủ yếu của Campuchia là nông nghiệp, dệt may và du lịch.
Nông nghiệp chiếm 35% GDP, trên 70% dân số làm nghề nông. Sản lượng lúa hàng năm ước đạt trên 6 triệu tấn, trong đó xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn. Mặc dù là nước nông nghiệp nhưng Campuchia vẫn nhập khẩu nhiều loại lương thực, thực phẩm do hệ thống thủy lợi kém (chỉ 7% diện tích được tưới tiêu), chăn nuôi và trồng trọt chưa phát triển mạnh.
Về công nghiệp, ngành dệt may tạo việc làm cho hơn 350.000 lao động và chiếm hơn 70% giá trị xuất khẩu của Campuchia (trên 2 tỷ Đô la Mỹ, tương đương Việt Nam). Ngành công nghiệp du lịch đã và đang phát triển nhanh chóng với lượng khách nước ngoài vượt quá 2 triệu người mỗi năm, nhưng khó khăn của nền kinh tế thế giới đã làm giảm tăng trưởng của ngành du lịch Campuchia trong năm 2009.
Cơ cấu nền kinh tế:
+ Nông nghiệp: 36%
+ Công nghiệp: 24.3%
+ Dịch vụ: 39.7% (2012 est.)
Một số đặc điểm về cơ cấu kinh tế:
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của Campuchia với 85% dân số sống bằng nghề nông. Nông nghiệp Campuchia với các sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, lạc, cao su, thuốc lá,… tuy vậy, vẫn kém phát triển do hệ thống thủy lợi kém và phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên.
Công nghiệp: bao gồm dệt may, xây dựng, đánh bắt cá, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, xi măng, khai quặng,… trong đó dệt may, xây dựng là những trụ cột của nền kinh tế. Campuchia còn có một số mỏ đá quí, hồng ngọc, vàng, bô xít,… tuy nhiên trữ lượng không lớn và chưa có đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng của nền công nghiệp đạt 5,7%.
Ngành du lịch của Campuchia trong những năm gần đây có bước khởi sắc đáng kể. Các ngôi đền tuyệt đẹp của quần thể Angkor là điểm đến tuyệt vời đối với hầu hết khách du lịch, là di sản văn hóa vô giá, là cơ sở để phát triển mạnh ngành du lịch của Campuchia. Ngoài ra đất nước có nhiều địa điểm hấp dẫn khác: đền Angkor Thom, đền Preah Vihear, đền Tonle Bati,… các bãi biển nhiệt đới, tòa nhà thuộc địa và rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên.
Theo báo cáo của Bộ du lịch Campuchia, năm 2012 nước này đón 3,5 triệu khách du lịch, tăng 24,4% so với năm 2011 và đạt doanh thu 2,2 tỉ USD.
Ngoại thương:
+ Xuất khẩu: 5,8 tỉ USD (2012 est.).
Mặt hàng xuất khẩu: quần áo, gỗ, cao su, gạo, cá, thuốc lá, giày dép.
Thị trường xuất khẩu: Mỹ 32,7%, Anh 8,4%, Đức 7,7%, Canada 7,7%, Singapore 6,6%, Việt Nam 5,8%, Nhật Bản 4,7% (năm 2012).
+ Nhập khẩu: 7,8 tỉ USD (2012 est.).
Mặt hàng nhập khẩu: sản phẩm xăng dầu, thuốc lá, vàng, vật liệu xây dựng, máy móc, phương tiện cơ giới, dược phẩm.
Thị trường nhập khẩu: Thái Lan 27,2%, Việt Nam 20%, Trung Quốc 19,5%, Singapore 7,1%, Hồng Kông 5,9%, Hàn Quốc 4,3%.
3. Xã hội
Dân số
Dân số tính đến tháng 7/2013: 15.205.539 người.
Tốc độ tăng dân số 1.67% (2013 est.).
Mật độ dân số: 74 người/km2.
Tỷ lệ dân nghèo: 56,5% (sống dưới 2 USD/ngày).
Tỷ lệ biết đọc biết viết (từ 15 tuổi trở lên): 77.6% dân số (nam: 85.1%, nữ 70.9%) (số liệu 2008).
Độ tuổi:
+ Từ 0-14 tuổi: 31.7% (nam 2,428,507/nữ 2,397,327)
+ Từ 15-24 tuổi: 21.2% (nam 1,597,990/nữ 1,627,161)
+ Từ 25-54 tuổi: 38.2% (nam 2,828,752/nữ 2,985,226)
+ Từ 55-64 tuổi: 4.9% (nam 287,073/nữ 464,991)
+ Từ 65 tuổi trở lên: 3.9% (nam 221,356/nữ 367,156) (2013 est.)
+ Dân số Campuchia trẻ, độ tuổi từ 0-24 tuổi chiếm tới 53% dân số.
+ Tỷ lệ dân số ở thành thị: 20% (2011).
+ Dân số ở thủ đô Phnom Penh: 1.55 triệu người (2011).
+ Phân bổ dân số theo lĩnh vực ngành nghề:
Nông nghiệp: 55,8%
Công nghiệp: 16,9%
Dịch vụ: 27,3%.
Đặc điểm dân cư:
Trước kia, lãnh thổ Vương quốc Khmer cổ kéo dài từ vùng Đông Nam (Thái Lan) đến Tây Nam bộ Việt Nam, nên người dân Khmer có sự phân biệt gọi người Khmer sống ở Thái Lan là Khmer Sorin (Khmer thượng), người Khmer sống ở các tỉnh Tây Nam Bộ - Việt Nam là Khmer Krom (Khmer hạ) và người Khmer đang sinh sống trong đất nước Campuchia ngày nay là Khmer Kandal (Khmer giữa).
Có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên đất nước Campuchia như: Khmer, Hoa, Chăm, Việt Nam. Tuy vậy, trong tiềm thức của người Khmer, họ vẫn coi trọng và đề cao vai trò của người Hoa tại Campuchia. Ngoài ngôn ngữ chính là tiếng Khmer, họ còn sử dụng thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa. Tiếng Việt chỉ được sử dụng ở những khu vực có đông Việt kiều sinh sống.
Đa số người dân Khmer sống bằng nông nghiệp, trồng lúa và hoa màu. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đồng đều, đa số tập trung ở thành phố và vùng đồng bằng; những khu vực còn lại dân cư thưa thớt, đời sống khó khăn.
Tôn giáo
Đạo Phật (Tiểu thừa) chiếm 95% được coi là Quốc đạo, đạo Hồi và đạo Thiên chúa chiếm 5%.
Trình độ nhận thức, học vấn
Dân trí người dân Campuchia hiện vẫn còn thấp; tỷ lệ mù chữ còn cao. Việc phổ cập giáo dục ở Campuchia chưa được quan tâm đúng mức nên tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học, cao đẳng, đại học thấp.
Tỷ lệ biết chữ của Campuchia hiện nay là 73,6%.
Tên công ty: Viettel Cameroun SARL (đang hoàn thiện thủ tục chuyển sang SA)
Địa chỉ: P.B 87 Yaounde, Cameroon
Website: www.nexttel.com
Thương hiệu: Nexttel
Nexttel luôn đồng hành, ủng hộ và tạo mọi điều kiện để người dân thể hiện bản thân và sáng tạo để đóng góp cho sự phát triển của đất nước Cameroon
Tên thương hiệu Nexttel cấu thành từ “Next” và “Telecommunication” – hàm ý tới một công ty viễn thông luôn phát triển không ngừng nhằm đem đến cho người dân Cameroon những dịch vụ sáng tạo, những lợi ích tốt nhất
Thành lập: 2012
Khai trương dịch vụ: 9/2014
Nhân viên:
Dịch vụ cung cấp: Di động, cố định, Internet
Nexttel là nhà mạng đầu tiên tại Cameroon cung cấp dịch vụ 3G. Với cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới cáp quang rộng khắp, Nexttel hướng đến việc cung cấp những trải nghiệp mới nhất cùng công nghệ tiên tiến nhất đến với người dân Cameroon.
1. Thông tin chung
Tên nước: Cộng hòa Cameroon
Thủ đô: Yaoundé.
Diện tích đất nước: 475.440 km2 (lớn gấp 1.4 lần Việt Nam), đứng thứ 54 thế giới.
Vị trí địa lý:
Cameroon ở Trung Phi, nằm trên bờ biển Tây Phi; phía Bắc được bao bọc bởi Hồ Chad; phía Đông giáp Cộng hòa và Cộng hòa Trung Phi, phía Nam giáp Cộng hòa Congo, Gabon, Guinea Xích đạo; phía Tây giáp Nigeria.
Khí hậu:
Cameroon chia làm 02 khu vực khí hậu khác biệt:
+ Khu vực phía Bắc: khô hanh, với hai mùa: mưa và khô.
* Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa trung bình vào khoảng 1.000 – 1.750 mm/1 năm.
* Các tháng còn lại trong năm là mùa khô với nhiệt độ có nơi lên tới 40°C. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn, trung bình là 14°C. Nhiệt độ trung bình khoảng 28°C, lượng mưa lớn nhất rơi vào giữa tháng 8, đạt 280 mm.
+ Khu vực phía Nam: nóng ẩm, chia làm bốn mùa gồm hai mùa mưa và hai mùa khô.
* Mùa mưa nhỏ từ tháng 3 đến tháng 6, mùa mưa lớn từ tháng 8 đến tháng 11.
* Mùa khô nhỏ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8, mùa khô lớn từ tháng 11 đến tháng 3.
+ Nhiệt độ trung bình vào khoảng 25°C, chênh lệch nhiệt độ trong ngày trung bình là 5°C.
Địa hình:
Cameroon có nhiều đồi núi, độ cao trung bình khoảng 1.000m so với mặt nước biển.
Ngôn ngữ: Cameroon có 24 nhóm ngôn ngữ Châu Phi. Tiếng Anh và Pháp là ngôn ngữ chính thức.
Quốc khánh: 20/5/1972.
2. Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế:
+ GDP năm 2012: 4,7% (xếp thứ 69 thế giới).
+ GDP bình quân đầu người 2012: 1.151 USD.
+ Biểu đồ tăng trưởng GDP:
Cơ cấu nền kinh tế:
+ Nông nghiệp: 20,7%
+ Công nghiệp: 27,7%
+ Dịch vụ: 51,6% (2012 est.)
Ngoại thương:
+ Xuất khẩu: 6 tỉ USD (2012 est.).
Mặt hàng xuất khẩu: dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, gỗ, hạt ca cao, nhôm, cà phê, bông.
Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc 14,8%, Hà Lan 9,5%, Tây Ban Nha 8,8%, Ấn Độ 8,4%, Bồ Đào Nha 7,9%, Ý 5,9%, Mỹ 5,3%.
+ Nhập khẩu: 6,5 tỉ USD (2012 est.).
Mặt hàng nhập khẩu: máy móc, thiết bị điện, thiết bị vận tải, nhiên liệu, thực phẩm.
Thị trường nhập khẩu: Trung Quốc 18,9%, Pháp 15%, Nigeria 12,1%, Bỉ 5,2%, 4,4% của Mỹ, Ấn Độ 4,2%.
3. Xã hội
Dân số:
Dân số tính đến tháng 7/2013: 20.549.221 người.
Tốc độ tăng dân số 2,04% (2013 est.).
Tỷ lệ dân nghèo: 48% (sống dưới 2 USD/ngày).
Tỷ lệ biết đọc biết viết (từ 15 tuổi trở lên): 71,3% dân số.
Độ tuổi:
Từ 0-14: 40% (nam 4,151,140/nữ 4,076,797)
Từ 15-24: 20.3% (nam 2,107,067/nữ 2,066,718)
Từ 25-54: 31.9% (nam 3,317,740/nữ 3,240,609)
Từ 55-64: 4.3% (nam 419,751/nữ 468,077)
Từ 65 trở lên: 3.4% (nam 319,597/nữ 381,725) (2013 est.)
Dân số Cameroon khá trẻ, độ tuổi từ 0-24 tuổi chiếm tới 60,3% dân số.
Tỷ lệ dân số ở thành thị: 52,1% (2011).
Dân số ở thủ đô Yaounde: 2,4 triệu người, Doula 2 triệu người (2011).
Phân bổ dân số theo lĩnh vực ngành nghề:
+ Nông nghiệp: 70%
+ Công nghiệp: 13%
+ Dịch vụ: 17%.
Dân tộc:
Cameroon có các dân tộc sau: người Cameroon cao nguyên (31%), người Bantu Xích đạo (19%), người Kirdi (11%), người Fulani (10%), người Bantu Tây Bắc (8%), người Đông Nigeria (7%), người châu Phi thuộc các nhóm tộc khác (13%), không phải người châu Phi (dưới 1%).
Tôn giáo:
40% người dân Cameroon theo tín ngưỡng bản địa, 40% theo đạo Thiên Chúa, và 20% theo đạo Hồi.
Trình độ học vấn, ngôn ngữ:
Sau khi giành độc lập Cameroon đã sử dụng hai hệ thống giáo dục riêng biệt. Hệ thống Đông Cameroon dựa trên mô hình của Pháp, Tây Cameroon dựa trên mô hình của Anh. Hai hệ thống này đã được sáp nhập với nhau năm 1976. Các trường dòng Thiên chúa giáo luôn đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục.
Cameroon nổi tiếng vì có một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất Châu Phi. Giáo dục tiểu học là tự do và bắt buộc. Những con số thống kê cho thấy 70% trẻ em trong độ tuổi 6-12 tới trường, trong khi 79% dân cư Cameroon biết đọc, viết.
Ở những vùng phía nam đất nước hầu như toàn bộ trẻ em ở tuổi đến trường đều đi học. Tuy nhiên, ở phía bắc, là những vùng biệt lập nhất tại Cameroon, con số này thấp hơn nhiều. Đa số học sinh Cameroon không học quá mức tiểu học.
Đất nước này có nhiều viện đào tạo giáo viên và kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay có một khuynh hướng ngày càng phát triển là những sinh viên giỏi nhất, giàu có nhất đều đi ra sống tại nước ngoài, gây ra tình trạng chảy máu chất xám.
Tỷ lệ người trên 15 tuổi biết đọc, biết viết: 71,3% dân số (nam 78,3%, nữ 64.8%).
Tên công ty: NATCOM, SA
Địa chỉ: Angle Ave. Martin Luther King et rue Fernand, Pont Morin, Port-au-Prince, Haiti
Website: www.natcom.com.ht
Tên thương hiệu: NATCOM
Logo:
Natcom được cấu thành từ “National” và “Communication” - có nghĩa là công ty viễn thông quốc gia, bày tỏ rằng Natcom là mạng của người Haiti và cam kết phục vụ cho người dân Haiti. Natcom, với tư cách là công ty quốc gia, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất giúp người dân liên lạc gần gũi với nhau hơn, mang lại sự đoàn kết và thống nhất cho người dân.
Năm thành lập: 1/2010
Khai trương dịch vụ: 9/2010
Tổng số nhân viên: 1046 nhân viên.
Lĩnh vực kinh doanh: Di động, cố định, Internet
Natcom hiện là nhà mạng dẫn đầu về hạ tầng viễn thông tại Haiti:
1. Thông tin chung
Tên nước: Cộng hòa Haiti
Thủ đô: Port-au-Prince.
Diện tích đất nước: 27.750km2.
Vị trí địa lý: Phía Đông giáp CH Dominica; phía Bắc, Tây, Nam giáp biển.
Khí hậu: Nhiệt đới, bán khô cằn ở phía Đông nơi núi cắt ngang gió mậu dịch.
Địa hình: Phần lớn đất thô, đồi núi.
Đơn vị hành chính: Có 10 khu vực hành chính, dưới đó được chia thành 41 quận, dưới quận là 133 xã.
Ngôn ngữ: Tiếng Pháp, tiếng Creole.
Đồng tiền: HTG. Tỷ giá: 1 USD = 43 HTG
Quốc khánh: 31/12/1804.
2. Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế:
+ Tăng trưởng GDP năm 2012: 2,8% (xếp thứ 115 thế giới)
+ GDP bình quân đầu người 2012: 771 USD
Haiti là một nền kinh tế thị trường tự do được hưởng những lợi thế từ chi phí lao động thấp và được miễn thuế vào Hoa Kỳ đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu song Haiti vẫn là một nước nghèo khó và kém phát triển nhất thế giới.
Trong vòng 5 năm gần đây, nền kinh tế Haiti phát triển chậm. Tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 2,3%/năm (từ năm 2005 – 2009).
Năm 2010 tăng trưởng kinh tế đạt âm do đất nước chịu ảnh hưởng của trận động đất lớn với cường độ 7 Richte, làm 100 ngàn người chết, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
Cơ cấu nền kinh tế:
+ Nông nghiệp: 24.7%
+ Công nghiệp: 19.4%
+ Dịch vụ: 55,9% (2012 est.)
Một số đặc điểm về cơ cấu kinh tế:
Nông nghiệp với các sản phẩm chính gồm: Xoài, cà phê, mía, lúa, ngô, gỗ, rau quả.
Công nghiệp với các sản phẩm chính gồm: dệt may, xi măng, lắp ráp, thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, đồ uống, các sản phẩm thuốc lá, in ấn, hóa chất, thép.
Dịch vụ gồm thương mại, khách sạn, nhà hàng.
Ngoại thương:
+ Xuất khẩu: 785 triệu USD (2012 est.).
Mặt hàng xuất khẩu: may mặc, sản xuất, dầu, ca cao, xoài, cà phê.
Thị trường xuất khẩu: Haiti chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, chiếm 81,5%.
+ Nhập khẩu: 2,64 tỉ USD (2012 est.).
Mặt hàng nhập khẩu: thực phẩm, hàng hóa sản xuất, máy móc và thiết bị vận tải, nhiên liệu, nguyên vật liệu.
Thị trường nhập khẩu: Cộng hòa Dominica 35,9%, Mỹ 24,7%, Hà Lan Antilles 9,8%, Trung Quốc 6,6% (2012).
3. Xã hội
Dân số:
Dân số tính đến tháng 7/2013: 9,893,934 người.
Tốc độ tăng dân số (2013 est.): 0,99%.
Mật độ dân số: 367,34 người/1 km2 (2011).
Tỷ lệ dân nghèo: 80% (sống dưới 2 USD/ngày).
Tỷ lệ biết đọc biết viết (từ 15 tuổi trở lên): 52,9%.
Độ tuổi:
+ Từ 0-14 tuổi: 34.6% (nam 1,716,917/nữ 1,708,978)
+Từ 15-24 tuổi: 21.5% (nam 1,064,069/nữ 1,066,614)
+ Từ 25-54 tuổi: 34.8% (nam 1,713,478/nữ 1,729,432)
+ Từ 55-64 tuổi: 5% (nam 235,278/nữ 258,330)
+ Từ 65 tuổi: 4.1% (nam 178,842/nữ 221,996) (2013 est.)
Dân số Haiti trẻ, độ tuổi từ 0-24 tuổi chiếm 56,1% dân số.
Tỷ lệ dân số ở thành thị: 52% (2012).
Phân bổ dân số theo lĩnh vực ngành nghề:
+ Nông nghiệp: 24,7%
+ Công nghiệp: 19,4%
+ Dịch vụ: 55,9%.
Trình độ nhận thức, học vấn:
Tỷ lệ biết chữ ở Haiti rất thấp (gần 52,9%), trong đó tỷ lệ nam giới biết chữ chiếm 54,8%, nữ giới là 51,2%. Theo luật định, giáo dục là bắt buộc và miễn phí đối với trẻ em từ 7 đến 13 tuổi. Trên thực tế, việc học tập bị hạn chế đáng kể bởi vị trí trường học, ngôn ngữ (các lớp học được dạy chủ yếu bằng tiếng Pháp), khả năng chuyên môn của các giáo viên còn yếu. Hơn 80% sinh viên tốt nghiệp đại học đã di cư, chủ yếu vào Hoa Kỳ.
Tôn giáo:
Haiti có 80% dân số theo đạo thiên chúa giáo, 16% theo đạo tin lành, 3% theo các tôn giáo khác và 1% không theo tôn giáo nào.
4. Người Haiti ở nước ngoài
Theo thông tin từ Liên đoàn người di cư Haiti (www.myhdf.org), hiện có khoảng 1/3 dân số Haiti trên thế giới sống ở ngoài Haiti.
Phần lớn tập trung ở Mỹ, khoảng hơn 2,5 triệu người (700.000 ở New York, 500.000 ở Florida, 150.000 mỗi bang ở Massachusetts, New Jersey và Illinois, 80.000 ở Georgia và rải rác trên khắp đất nước.
Người Haiti còn sống ở các nước khác, gồm: Canada (khoảng100.000), Châu Âu và Châu Phi (mỗi lục địa khoảng 30.000) và các đảo thuộc Caribe, chủ yếu là CH. Dominica (khoảng 1 triệu người).
Tên công ty: Star Telecom
Địa chỉ: Nongbone road, Phonxay village, Saysettha district, Vientiane Capital, Lao P.D.R
Website: www.unitel.com.la
Thương hiệu: Unitel
Logo:
Uni có nghĩa là United, đoàn kết là một giá trị mà người dân Lào rất coi trọng. Chính vì vậy, Unitel muốn trở thành mạng viễn thông kết nối người dân Lào, để cùng nhau đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân Lào.
Là một nước nhỏ, dân số ít trong khu vực, người dân Lào có một niềm tự hào rất lớn về đất nước mình, mong muốn cho đất nước Lào ngày càng phát triển và tiến bộ. Mạng Unitel cam kết sẽ đóng góp phần công sức của mình để trở thành biểu tượng cho sự tiến bộ của đất nước.
Năm thành lập: 2007
Khai trương dịch vụ: 11.2009
Tổng số nhân viên: 1540 nhân viên.
Dịch vụ cung cấp: Di động, cố định, Internet
Tính đến năm 2014, Unitel là nhà mạng dẫn đầu tại Lào với 47% thị phần, 1.8 triệu thuê bao, sở hữu mạng lưới viễn thông lớn nhất quốc gia, bao gồm:
Giải thưởng quốc tế
1. Thông tin chung
Tên nước: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thủ đô là Viêng-Chăn (Vientiane)
Diện tích: 236.800km2, đứng thứ 84 trên thế giới.
Vị trí địa lý:
Lào thuộc khu vực Đông Nam Á, tại trung tâm bán đảo Đông Dương. Lào là quốc gia không giáp biển. Lào có biên giới với các nước: phía Bắc giáp Trung Quốc 505 km; phía Nam giáp Campuchia 535 km; phía Đông giáp Việt Nam 2069 km, phía Tây Bắc giáp Myanma 236 km; phía Tây giáp Thái Lan 1835 km.
Khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, nhiệt độ vào khoảng 30o C, mưa khá thường xuyên, một vài năm thậm chí bị lũ lụt tràn dòng sông Mê-kông.
+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4, ít mưa hơn và nhiệt độ khoảng 15o C, vùng núi có thời điểm là 0o C.
Địa hình: 90% đồi núi, một số vùng đồng bằng và cao nguyên.
Ngôn ngữ: Tiếng Lào, Pháp, Anh.
Đồng tiền: Kip. Tỷ giá (6/2014): 1 USD = 8.057 Kip
Quốc khánh: 2/12/1975.
2. Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế:
+ GDP năm 2013: 8,3%.
+ GDP bình quân đầu người 2013: 3.100 USD.
Chính phủ Lào bắt đầu có các chính sách cải cách kinh tế kể từ năm 1986. Nhờ có những biện pháp đổi mới này mà tốc độc tăng trưởng đã đạt trung bình 6% kể từ năm 1988 đến 2008. Từ năm 2008 đến nay, GDP của Lào luôn giữ mức tăng trưởng khá cao, trung bình 7,6%. Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế khả quan nhưng cơ sở vật chất hạ tầng của Lào vẫn còn yếu kém, đặc biệt là khu vực nông thôn. Hệ thống đường xá còn rất sơ khai, viễn thông, điện còn chưa cung cấp đầy đủ đến các vùng sâu vùng xa. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với tỷ trọng chiếm hơn 30% trong cơ cấu GDP, lao động trong lĩnh vực này chiếm 70% tổng số lao động.
Trong nửa cuối 2008 đầu 2009 Lào đã nhận khoảng 560 triệu đô la Mỹ tiền viện trợ. Tỷ lệ đói nghèo giảm từ 46% năm 1992 xuống 26% năm 2009. Nhờ có đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nhiệt điện, khai khoáng, xây dựng, nền kinh tế đã có những bước tiến đáng kể.
Lào đã hoàn thành các vòng đàm phán và chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO tháng 2/2013.
Cơ cấu nền kinh tế:
Nông nghiệp: 24,8%
Công nghiệp: 32%
Dịch vụ: 37,5% (2013 est.)
Một số đặc điểm về cơ cấu kinh tế:
+ Trong những năm gần đây, khu vực dịch vụ duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 10%, công nghiệp 7-10%, nông nghiệp 2-4%.
+ Công nghiệp chính ở Lào là khai khoáng, thủy điện, chế biến lâm sản, dệt may, xi măng, du lịch.
+ Nông nghiệp với các sản phẩm chính gồm: khoai lang, khoai tây, rau quả, ngũ cốc, cà phê, mía, thuốc lá, vải, chè, gạo, lạc, trâu nước, lợn, dê, gia cầm.
+ Đa số hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan. Trong những năm gần đây hàng hóa Trung Quốc theo các đường tiểu ngạch tràn sang nhiều, nhất là các mặt hàng như điện thoại, công cụ dụng cụ, đồ chơi trẻ em…
Ngoại thương:
Xuất khẩu: 2,3 tỉ USD (2013 est.).
+ Mặt hàng xuất khẩu: sản phẩm gỗ, cà phê, điện, thiếc, đồng, vàng, sắn.
+ Thị trường xuất khẩu: Thái Lan 32,8%, Trung Quốc 20,7%, Việt Nam 14% .
Nhập khẩu: 3,2 tỉ USD (2013 est.).
+ Mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị, phương tiện, nhiên liệu, hàng tiêu dùng.
+ Thị trường nhập khẩu: Thái Lan 63,2%, Trung Quốc 16,5%, Việt Nam 5,6%.
2. Xã hội
Dân số:
Dân số tính đến tháng 7/2013: 6.695.166 người.
Tốc độ tăng dân số 1.63% (2013 est.).
Tỷ lệ dân nghèo: 56,5% (sống dưới 2 USD/ngày).
Tỷ lệ biết đọc biết viết (từ 15 tuổi trở lên): 72,7% dân số.
Độ tuổi:
- Từ 0-14 tuổi: 35.5% (nam 1,198,288/nữ 1,178,180)
- Từ 15-24 tuổi: 21.3% (nam 706,679/nữ 716,368)
- Từ 25-54 tuổi: 34.6% (nam 1,143,265/nữ 1,174,102)
- Từ 55-64 tuổi: 4.9% (nam 160,650/nữ 166,605)
- Từ 65 tuổi trở lên: 3.7% (nam 113,301/nữ 137,728) (2013 est.)
- Dân số Lào khá trẻ, độ tuổi từ 0-24 tuổi chiếm tới 56,8% dân số.
- Tỷ lệ dân số ở thành thị: 34,3% (2011).
- Dân số ở thủ đô Vientiane: 997.767 người (8/2013).
Đặc điểm dân cư:
Hơn 75% dân số Lào sống ở vùng nông thôn và làm nông nghiệp, mặc dù quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Có 4 nhóm ngôn ngữ dân tộc chính ở Lào: tộc Lào Lum là những dân cư ở đồng bằng, tộc Lào Tai (Lào Tày hay Thái) sinh sống ở những thung lũng trên vùng cao, tộc Lào Theung (Lào Thơng) cư trú ở các sườn núi và thung lũng, tộc Lào Soung (Lào Xủng) là những cư dân miền núi, họ sống trên những vùng có độ cao trên 900m. Ngoài ra, có hơn 60 sắc tộc thiểu số khác nhau ở Lào.
Tôn giáo:
Phật giáo 67%, Thiên chúa 1,5%, khác và không xác định 31,5% (điều tra dân số năm 2005).
Phật giáo là tôn giáo phổ biến nhất tại Lào, được 67% dân số nước này và gần như toàn bộ dân tộc Lào tin theo. Con số Phật tử có thể còn cao hơn, do Phật giáo có ảnh hưởng đến nhiều nhóm bộ tộc khác, song những nhóm này lại thường tự xem mình là người theo thuyết vật linh. Phật giáo cũng là tôn giáo chiếm ưu thế tại Isan và hầu hết các quốc gia láng giềng của Lào. Hầu hết người Lào theo phái tiểu thừa song vẫn có ảnh hưởng lịch sử từ Đại thừa và đây cũng là phái chính của những người Việt và người Hoa thiểu số định cư giữa những người Lào.
Trong một cộng đồng người Lào, đền chùa là trung tâm của các hoạt động cộng đồng, nơi dân làng tập hợp để thảo luận về các mối quan tâm hoặc thỉnh cầu nhà sư suy xét và hướng dẫn cho họ, và hầu hết đàn ông sẽ vào chùa ở trong một số thời điểm nhất định để tiếp nhận thêm kiến thức tôn giáo và để làm công đức.
Trình độ nhận thức, học vấn:
Tỷ lệ người trên 15 tuổi biết đọc, biết viết: 73% (nam 83%, nữ 63%)
Ngôn ngữ: Ở Lào phổ biến sử dụng tiếng Lào, Thái, Anh và một số tiếng dân tộc.
Tên công ty: Movitel, SA.
Địa chỉ: No 2586 Av.Ahmed Sekou Toure, Maputo, Mozambique
Website: www.movitel.com.mz
Thương hiệu: Movitel
Logo:
Đi từ những ước mơ giản dị của người dân Mozambique về một tương lai tương sáng hơn, Movitel cam kết trở thành một công ty viễn thông Mozambique dẫn đầu, đem đến ngày mai tốt đẹp hơn cho mọi người dân Mozambique.
Tên thương hiệu Movitel cấu thành từ “movement” và “telecom” – hàm ý tới một công ty viễn thông luôn vận động, tiến lên phía trước. Chỉ bằng cách luôn luôn sáng tạo, luôn luôn vận động thay đổi để thích ứng thì Movitel mới có thể cùng đưa mọi người dân Mozmbique hướng về phiá trước, vươn tới tương lai tươi sáng.
Năm thành lập: 2011
Khai trương dịch vụ: Tháng 5. 2012
Nhân sự: 2510 nhân viên.
Dịch vụ cung cấp: Di động; Internet; cố định
Movitel là các nhà điều hành điện thoại di động lớn nhất tại Mozambique với 4 triệu khách hàng, chiếm 38% thị phần. Công ty sở hữu mạng lưới viễn thông lớn nhất đất nước với 3.000 trạm BTS 2G / 3G, 27.000 km cáp quang phủ sóng đến 80% diện tích Mozambique. Movitel cung cấp 70% cáp quang của quốc gia, đưa Mozambique trở thành một trong ba quốc gia hàng đầu về hạ tầng cáp quang tại các tiểu vùng Sahara, châu Phi.
Cơ sở hạ tầng này cho phép ngành công nghiệp viễn thông Mozambique hỗ trợ, áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục và các lĩnh vực chăm sóc y tế, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Lần đầu tiên, gần 600.000 người dân ở ít nhất 5 huyện Mozambique đã được tiếp xúc với dịch vụ viễn thông . Movitel đã tạo ra gần 20.000 việc làm tại khu vực nông thôn.
Movitel hướng đến hình ảnh nhà mạng tiên phong, năng động hướng đến lợi ích của mọi khách hàng. Điều này đã được công ty khẳng định thông qua kết quả kinh doanh và các giải thưởng quốc tế. Đến cuối năm 2012, chỉ sau 6 tháng kể từ khi ra mắt, tổng doanh thu của Movitel đã đạt 61,6 triệu USD. Sau 2 năm, doanh thu của Movitel đã tăng đáng kể, với 154,4 triệu USD vào năm 2013 và 180 triệu USD vào năm 2014.
Giải thưởng quốc tế
1. Thông tin chung
Tên nước: Cộng hòa Mozambique
Thủ đô: Maputo
Diện tích: 799.380 km2, gấp 2,5 lần diện tích Việt Nam.
Vị trí địa lý:
Mozambique thuộc Đông Nam Châu Phi, có biên giới với các nước: Bắc giáp Tan-da-ni-a; Nam giáp Soa-di-lan và Nam Phi; Tây giáp Ma-la-uy, Zăm-bi-a và Zim-ba-bu-ê; Đông giáp Ấn Độ Dương.
Khí hậu:
Mozambique nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô:
+ Mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 9), nhiệt độ trung bình từ 21 – 31 độ C.
+ Mùa mưa (từ tháng 10 đến tháng 3), nhiệt độ trung bình khoảng 13 – 24 độ C.
Địa hình:
Phần lớn là vùng đất thấp ven biển, vùng đất cao ở trung tâm, cao nguyên ở phía Tây Bắc, núi ở phía Tây.
Ngôn ngữ: Tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Emakhuwa.
Quốc khánh: 25/6/1975
2. Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế:
+ GDP năm 2012: 7.4% (xếp thứ 23 thế giới)
+ GDP bình quân đầu người 2012: 579 USD
Cơ cấu nền kinh tế:
+ Nông nghiệp: 29.5%
+ Công nghiệp: 23.9%
+ Dịch vụ: 46.5% (2012 est.)
Mozambique là một nước nông nghiệp, nông nghiệp thu hút khoảng 81% lực lượng lao động và đóng góp vào khoảng 23,1% GDP của Mozambique. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của nước này là: sợi bông, mía, chè, lúa miến, cùi dừa, lạc, hạt điều, hoa quả nhiệt đới, khoai tây, bò. Trước đây nước này xuất khẩu hạt điều đạt 29.000 tấn/năm đứng thứ ba châu Phi. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được như cầu trong nước, do vậy hàng năm, Mozambique phải nhập từ 20-30 vạn tấn gạo.
Công nghiệp chỉ thu hút 6% lao động nhưng đóng góp vào 30,2% GDP của Mozambique. Mozambique xuất khẩu lượng điện tương đối lớn nhờ có đập thuỷ điện nổi tiếng Cahora Basa. Sản phẩm công nghiệp: nhôm, sản phẩm dầu khí, hóa chất (phân bón, xà phòng, sơn), hàng dệt may, xi măng, thủy tinh, amiăng, thuốc lá, thực phẩm, đồ uống.
Dịch vụ của Mozambique khá phát triển, thu hút 13% lực lượng lao động và đóng góp 46,7% GDP (2007). Các dịch vụ cảng, đường giao thông quá cảnh sang các nước láng giềng là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế nước này.
Ngoại thương:
+ Xuất khẩu: 3,5 tỉ USD (2012 est.).
Mặt hàng xuất khẩu: nhôm, tôm, hạt điều, bông, đường, chanh, gỗ, điện.
Thị trường xuất khẩu: Nam Phi 30,9%, Bỉ 12,8%, Trung Quốc 9%, Ý 7,8%, Tây Ban Nha 6,2%, Ấn Độ 5,6% (2012).
+ Nhập khẩu: 6.167 tỉ USD (2012 est.).
Mặt hàng nhập khẩu: phương tiện máy móc thiết bị, nhiên liệu, hóa chất, sản phẩm kim loại, thực phẩm, dệt may.
Thị trường nhập khẩu: Nam Phi 30,7%, Trung Quốc 12,2%, Ấn Độ 11,4%, Mỹ 5,1%, Bồ Đào Nha 4,8%, Úc 4,4% (2012).
3. Xã hội
Dân số:
Dân số tính đến tháng 7/2013: 24,096,669 người.
Tốc độ tăng dân số (2013 est.): 2,44%.
Mật độ dân số: 28,7 người/1 km2.
Tỷ lệ dân nghèo: 81,6% (sống dưới 2 USD/ngày).
Tỷ lệ biết đọc biết viết (từ 15 tuổi trở lên): 56,1%.
Độ tuổi:
+ Từ 0-14 tuổi: 45.7% (nam 5,405,274/nữ 5,350,732)
+ Từ 15-24 tuổi : 20.7% (nam 2,356,035/nữ 2,523,416)
+ Từ 25-54 tuổi: 27% (nam 2,977,477/nữ 3,382,830)
+ Từ 55-64 tuổi: 3.5% (nam 388,640/nữ 435,519)
+ Từ 65 tuổi trở lên: 3% (nam 320,066/nữ 375,945)
Dân số Mozambique trẻ, độ tuổi từ 0-24 tuổi chiếm tới 66,4% dân số.
Tỷ lệ dân số ở thành thị: 38,4% (2012).
Dân số tập trung tại thủ đô Maputo (6.1%), Baucau (11%), Ermera (2.8%).
Phân bổ dân số theo lĩnh vực ngành nghề:
+ Nông nghiệp: 81%
+ Công nghiệp: 6%
+ Dịch vụ: 13%.
Phân biệt giai cấp:
Ở Mozambiqe phân biệt giai cấp thể hiện khá rõ. Thông thường, những người giàu có sống ở các thành phố còn những người nghèo thì sống ở các làng. Những người ở giai cấp trên thường tự tách biệt mình với những tầng lớp nghèo vì hai lý do: người giàu có điều kiện về giáo dục và y tế tốt hơn, họ đi học và khám bệnh ở trường và phòng khám tư.
Phân biệt này còn thể hiện về địa lý. Phần lớn dân số, người giàu có và các cơ quan Chính phủ tập trung ở phía Nam, gần thủ đô Maputo. Ở đó phát triển hơn, cơ sở hạ tầng tốt hơn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng giữa hai miền.
Dân tộc:
Mozambique có 64 dân tộc, trong đó có 9 dân tộc lớn, đông nhất là tộc người Makhuwa – Lomwe chiếm 50% dân số sống ở Miền Nam; có 3% dân số là người Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và người Mestizo (lai giữa người Châu Phi và Châu Âu). Họ thường sống tập trung ở thành phố ven biển, làm nghề phi nông nghiệp như giáo viên, luật sư, công nhân,… Hiện còn khoảng 1,1 triệu dân di cư sống tại Malawi và Zimbabwe.
Tôn giáo:
23,8% dân số theo Thiên chúa giáo, 17,8% theo đạo Hồi, còn lại là các tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo.
Tên công ty: Viettel Peru S.A.C
Địa chỉ: #878 Calle 21 (Ricardo Angulo), San Isidro, Lima, Peru.
Website: www.bitel.com.pe
Tên thương hiệu: BITEL
Logo:
Tên thương hiệu BITEL lấy ý tưởng từ hai màu trên lá cờ Peru và cách nói quen thuộc của người Peru khi hô hào nhau chung tay tham gia vào những sự kiện quốc gia dân tộc.
Tên Bitel còn được khách hàng tự hiểu theo nghĩa khác là: bi = 2 = nhà mạng + khách hàng, thể hiện mối quan tâm, sự tôn trọng và đối thoại hai chiều bình đẳng, đầy lắng nghe giữa nhà mạng và khách hàng.
Thành lập: 4/2011
Khai trương: 10/2014
Tổng nhân viên: 1682 nhân viên.
Dịch vụ cung cấp: Di động, Internet
Bitel là hãng di động đầu tiên chỉ sử dụng mạng 3G ở Peru, với mật độ phủ sóng đến 80% diện tích đất nước. Peru là thị trường nước ngoài đầu tiên mà Viettel đầu tư có GDP cao hơn đáng kể so với Việt Nam. Việc khai trương mạng viễn thông tại Peru là cột mốc phát triển mới trong quá trình toàn cầu hóa của Viettel. Vài tháng sau khi tung ra dịch vụ chính thức khai trương, Bitel đã tạo ra xu hướng bùng nổ thông tin trên thị trường viễn thông Peru.
1. Thông tin chung
Tên nước: Cộng hòa Peru
Diện tích: 1.285.216 km2, xếp thứ 20 thế giới, gấp 3,5 lần diện tích Việt Nam.
Thủ đô: Lima
Vị trí địa lý: Peru là một quốc gia nằm ở phía tây Nam Mỹ, một nửa giáp với Thái Bình Dương, một nửa giáp với các nước Ecuador, Chile, Colombia, Brazil và Bolivia.
Khí hậu:
Peru có khí hậu nhiệt đới ở miền Đông, sa mạc khô ở miền Tây. Nhiệt độ trung bình ở vùng ven biển: 20oC, vùng núi: 12oC, vùng Amadôn: 24 – 27oC. Lượng mưa trung bình: 700 - 3.000 mm. Mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 4. Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 11.
Địa hình: Địa hình: Peru có thể chia thành 3 miền địa hình chính từ tây sang đông: khu vực đồng bằng ven biển Thái Bình Dương, khu vực dãy núi Andes và khu vực lòng chảo Amazon, một mặt giáp biển với đường bờ biển kéo dài 2.414 km.
Ngôn ngữ: Peru có 2 ngôn ngữ chính thức: Tiếng Tây Ban Nha (84.1%), tiếng thổ ngữ Quechua (13%), còn lại là các ngôn ngữ khác.
Quốc khánh: 28/7/1821
2. Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế:
+ GDP năm 2012: 6,3% (xếp thứ 111 thế giới)
+ GDP bình quân đầu người 2012: 6.573 USD
Nền kinh tế Peru là một nền kinh tế thị trường tự do. Peru có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - thương mại và giàu tài nguyên thiên nhiên; đứng đầu thế giới về một số sản phẩm trong đó có bột cá và len; thứ tư về đồng; thứ năm về vàng và giầu tài nguyên thiên nhiên khác như kẽm, đồng, bạc và dầu lửa (đứng thứ 2 thế giới về sản xuất bạc và thứ 8 về sản xuất kẽm). Chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp khoáng sản, dầu lửa, thủy sản và nông nghiệp. Khoáng sản chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu hàng năm. Du lịch phát triển năng động, đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế và thu hơn 1,2 tỷ USD mỗi năm.
Trong những năm gần đây, Peru đã có những bước tiến lớn trong phát triển kinh tế, với tỷ lệ tăng trưởng GDP cao, lạm phát thấp, ổn định kinh tế vĩ mô, dự trữ ngoại hối cao, giảm nợ nước ngoài, môi trường đầu tư được cải thiện, thặng dư tài chính, xóa đói giảm nghèo, và những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực xã hội.
Cơ cấu nền kinh tế:
Nông nghiệp: 6,4%
Công nghiệp: 36,3%
Dịch vụ: 57,3% (2012 est.)
Ngoại thương:
+ Xuất khẩu: 45,6 tỉ USD (2012 est.).
Mặt hàng xuất khẩu: đồng, vàng, chì, kẽm, thiếc, quặng sắt, molypden, bạc, dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, khí thiên nhiên, cà phê, măng tây và các loại rau, trái cây, hàng dệt may, bột cá, cá, hóa chất, sản phẩm kim loại và máy móc, hợp kim
Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc 19,7%, Mỹ 15,5%, Canada 9,4%, Nhật Bản 6,5%, Tây Ban Nha 5,2%, Chile 4,8%.
+ Nhập khẩu: 41,1 tỉ (2012 est.).
Mặt hàng nhập khẩu: dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, hóa chất, nhựa, máy móc, xe cộ, TV màu, xẻng điện, bộ tải đầu cuối, điện thoại và thiết bị viễn thông, sắt thép, lúa mì, ngô, sản phẩm đậu tương, giấy, bông, vắc-xin và thuốc.
Thị trường nhập khẩu: Mỹ 24,4%, Trung Quốc 13,9%, Brazil 6,3%, Argentina 5,4%, Chile 4,7%, 4,5% Ecuador, Colombia 4,2%.
3. Xã hội
Dân số:
Dân số tính đến tháng 7/2013: 29.849.303 người.
Tốc độ tăng dân số (2013 est.): 1%.
Tỷ lệ dân nghèo: 81,6% (sống dưới 2 USD/ngày).
Tỷ lệ biết đọc biết viết (từ 15 tuổi trở lên): 89,6%.
Độ tuổi:
+ Từ 0-14 tuổi: 27.6% (nam 4,197,698/nữ 4,053,852)
+ Từ 15-24 tuổi: 19.4% (nam 2,894,420/nữ 2,891,714)
+ Từ 25-54 tuổi: 39.2% (nam 5,633,249/nữ 6,056,017)
+ Từ 55-64 tuổi: 7.1% (nam 1,039,975/nữ 1,086,428)
+ Từ 65 tuổi trở lên: 6.7% (nam 947,349/nữ 1,048,601) (2013 est.)
Dân số Peru tương đối trẻ, độ tuổi từ 0-24 tuổi chiếm 47% dân số.
Tỷ lệ dân số ở thành thị: 77% (2012).
Dân số tập trung tại thủ đô Lima 8,7 triệu.
Phân bổ dân số theo lĩnh vực ngành nghề:
+ Nông nghiệp: 0,7%
+ Công nghiệp: 23,8%
+ Dịch vụ: 75,5%.
Dân tộc:
Peru là quốc gia đa dân tộc, trong đó người Indian (45%), người Mestizo (37%), người da trắng (15%) và các dân tộc khác (3%).
Tôn giáo:
Phần lớn dân số tại Peru là Thiên Chúa Giáo (81,3%), còn lại là Phúc Âm (Evangelical) chiếm 12.5% và các tôn giáo khác.
Trình độ nhận thức, học vấn chung:
Peru là một nước có trình độ dân trí cao, tỷ lệ người trên 15 tuổi biết đọc viết bình quân lên tới 90%. Giáo dục được miễn phí và bắt buộc trong 11 năm. Peru có hơn 30 trường đại học, trong đó có Trường đại học Tổng hợp San Marcos ở Lima, một trong những trường lâu đời nhất ở Nam Mỹ.
Tên công ty: Viettel Timor Leste Unipessoal, Lda
Địa chỉ: CBD Plaza II - Rua Presidente - Nicolau Lobato - Comoro, Dili, Timor Leste
Website: www.telemor.tl
Tên thương hiệu: TELEMOR
Logo:
Tên thương hiệu Telemor cấu thành từ “telecommunications” và “more” – hàm ý tới một công ty viễn thông luôn phát triển không ngừng nhằm đem đến cho người dân Timor những dịch vụ sáng tạo, những lợi ích tốt nhất.
Telemor có phát âm gần giống với tên đất nước Timor và từ Amor (tiếng Tetun, có nghĩa là “tình yêu”) tạo ra mối liên kết gắn bó với thương hiệu.
Năm thành lập: 2012
Khai trương dịch vụ: 3/2013
Nhân viên:
Lĩnh vực kinh doanh: Di động, cố định, Internet
Telemor là mạng viễn thông hàng đầu tại Đông Timor với hơn 420.000 thuê bao, chiếm khoảng 45% thị phần. Telemor hiện sở hữu mạng lưới cáp quang lớn nhất cả nước, phủ sóng đến chiếm 96% đất nước.
Mặc dù mới tham gia thị trường, Telemor phát triển nhanh chóng, tăng tỉ lệ người sử dụng viễn thông từ 30% đến 60% dân số. Việc khai trương Telemor đã dẫn đến một sự thay đổi đáng kể trong viễn thông của Đông Timor, Thủ tướng Đông Timor Xanana Gusmao đã phá biểu: "Telemor đã nhanh chóng tạo ra sự thay đổi và khác biệt đáng chú ý ".
Với kết quả kinh doanh ấn tượng, Telemor đã nhận được giải thưởng "Doanh nghiệp mới của năm"- Giải thưởng Doanh nghiệp Quốc tế 2014 tại Paris, Pháp.
Trong năm 2014, Telemor đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu 280% (25 triệu USD) Trong số các dự án khác ở nước ngoài của Viettel, Telemor là một trong những công ty đầu tiên mang lại lợi nhuận chỉ sau 6 tháng hoạt động kinh doanh.
1. Thông tin chung
Tên nước: Cộng hòa Đông Timor
Thủ đô: Dili
Diện tích: 14,874 km2 (tương đương với tỉnh Sơn La)
Vị trí địa lý:
Đông Timor là quốc đảo ở khu vực châu Đại Dương, bao gồm nửa phía đông của đảo Timor, những đảo lân cận của Atauro và Jaco và Oecussi-Ambeno, một phần nằm ở phía tây bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia.
Khí hậu:
Đông Timor nằm trong vùng khí hậu Nhiệt đới, nóng, ẩm, chia mùa khô và mùa mưa:
+ Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 12
+ Mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 4
Địa hình: Phần lớn là đồi núi.
Ngôn ngữ:
Có khoảng 16 ngôn ngữ bản địa, trong đó tiếng Tetum (ngôn ngữ chính thức), Galole, Mambae và Kemak được nhiều người sử dụng nhất. Ngoài ra, tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ chính thức), tiếng Indonesia, tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi.
Quốc khánh: 28/11/1975
Tiền tệ: Sử dụng đồng Đô la Mỹ.
2. Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế:
+ GDP năm 2012: 10% (xếp thứ 10 thế giới)
+ GDP bình quân đầu người 2012: 1.068 USD
Khi LHQ tiếp quản năm 1999, nền kinh tế Đông Timo bị tàn phá nặng nề. Hiện tại, nền kinh tế của Đông Timo còn rất nhiều khó khăn. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính, chiếm 25% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) và sử dụng 75% lực lượng lao động. GDP năm 2004 là 328 triệu đô la Mỹ và năm 2005 ước tính đạt 332 triệu đô la Mỹ. Thu nhập bình quân tính theo đầu người năm 2004 là 402 đô la Mỹ và năm 2005 ước tính là 400 đô la Mỹ. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm 85% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đông Timo có tiềm năng lớn về dầu lửa và khí đốt.
- Đông Timo đã đề ra kế hoạch Phát triển quốc gia đến 2015, trong đó xác định các ưu tiên hàng đầu là củng cố bộ máy hành chính, xoá đói giảm nghèo và tăng cường an ninh lương thực; và đề ra các mục tiêu cụ thể như: đưa tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm lên 5% và giảm một nửa số người sống dưới mức nghèo đói hiện nay vào năm 2015.
Cơ cấu nền kinh tế:
+ Nông nghiệp: 4,3%
+ Công nghiệp: 68,3%
+ Dịch vụ: 27,4% (2012 est.)
Ngoại thương:
+ Xuất khẩu: 34,1 triệu USD (2011).
Mặt hàng xuất khẩu: dầu, cà phê, gỗ đàn hương, đá cẩm thạch.
+ Nhập khẩu: 689 triệu USD (2011).
Mặt hàng nhập khẩu: thực phẩm, khí đốt, dầu hỏa, máy móc.
3. Xã hội
Dân số:
Dân số tính đến tháng 7/2013: 1.172.390 người.
Tốc độ tăng dân số (2013 est.): 2,47%.
Tỷ lệ biết đọc biết viết (từ 15 tuổi trở lên): 58,3%.
Độ tuổi:
+ Từ 0-14 tuổi: 42.7% (nam 257,340/nữ 243,174)
+ Từ 15-24 tuổi: 19.7% (nam 116,605/nữ 114,203)
+ Từ 25-54 tuổi: 29.3% (nam 166,048/nữ 177,024)
+ Từ 55-64 tuổi: 4.8% (nam 28,717/nữ 27,011)
+ Từ 65 tuổi trở lên: 3.6% (nam 20,428/nữ 21,840) (2013 est.)
Dân số Đông Timor trẻ, độ tuổi từ 0-24 tuổi chiếm tới 62,4% dân số.
Tỷ lệ dân số ở thành thị: 28,3% (2012).
Dân số tập trung tại thủ đô Dili 137.879 người.
- Phân bổ dân số theo lĩnh vực ngành nghề:
+ Nông nghiệp: 64%
+ Công nghiệp: 10%
+ Dịch vụ: 26%.
Dân tộc:
Người Timor gồm một số sắc tộc riêng biệt, chủ yếu là hậu duệ lai của người Malayo-Polynesian và Melanesian/Papuan. Các nhóm sắc tộc Malayo-Polynesian lớn nhất là Tetum (hay Tetun), chủ yếu tập trung ở bờ biển phía nam và xung quanh Dili; người Mambae ở vùng núi non trung tâm; người Tukudede ở vùng quanh Maubara và Liquiçá; người Galoli sống giữa các bộ lạc Mambae và Makasae; người Kemak ở hòn đảo trung bắc Timor; và người Baikeno ở vùng quanh Pante Macassar.
Các bộ tộc chính chủ yếu có nguồn gốc Papuan gồm Bunak, ở vùng nội địa trung tâm của đảo Timor; người Fataluku, ở mũi phía đông hòn đảo gần Lospalos; và người Makasae, ở phía đông cuối hòn đảo.
Ngoài ra, như một số cựu thuộc địa Bồ Đào Nha khác, các cuộc hôn nhân giữa các sắc tộc thường diễn ra, có một phần nhỏ dân cư là người lai Timor và Bồ Đào Nha, được gọi trong tiếng Bồ Đào Nha là Mestiço. Người Mestiço Đông Timor nổi tiếng nhất thế giới là José Ramos-Horta, người phát ngôn phong trào kháng chiến hải ngoại, và hiện là Tổng thống Đông Timor. Mário Viegas Carrascalão, thống đốc được Indonesia chỉ định từ năm 1987 tới năm 1992, cũng là một Mestiço.
Đông Timor cũng có một số lượng nhỏ người Trung Quốc, chủ yếu là người Hakka. Đa số đã ra đi sau cuộc xâm lược của Indonesia.
Đặc tính dân tộc:
- Tin tưởng vào con người
- Mong mỏi tự đào tạo bản thân, vươn ra thế giới
- Nhạy cảm, đôi khi hơi cứng đầu/cục tính
- Tốt bụng, dễ tha thứ
- Tự hào về ngôn ngữ địa phương, độc lập từ Indo
- Cởi mở với sự giúp đỡ từ bên ngoài
- Họ rất tò mò, đặc biệt là đối với những người từ nước khác đến
- Thích thể hiện bản thân với mọi người xung quanh
- Không thích bị áp đặt bởi các nguyên tắc không phù hợp với văn hóa và suy nghĩ của họ
- Tính cách của người Timor Leste rất hoang dã và đôi khi không kiểm soát được hành động của mình (có thể bình thường họ rất hiền lành nhưng khi mệt mỏi hoặc sử dụng nhiều chất kích thích như: bia, rượu… họ trở nên mất kiểm soát và hành động theo bản năng).
- Tín ngưỡng sâu sắc: tôn trọng người lớn tuổi, tổ tiên và thiên nhiên
Tôn giáo:
Đại đa số người dân Đông Timor theo Thiên chúa giáo (91% dân số), còn lại là đạo Tin Lành (3,5%) và Hồi giáo (3%).
Thiên chúa giáo được người Bồ Đào Nha du nhập vào Đông Timor từ năm 1515, tuy nhiên, tôn giáo này chỉ bắt đầu mở rộng từ năm 1556 với sự xuất hiện của thầy tu dòng Dominic, Antonio Taveira.Người dân không bị buộc phải thay đổi tôn giáo, tuy nhiên, khi người đứng đầu cộng đồng, như trưởng làng, cải giáo thì người dân dưới quyền của người đó cũng sẽ cải giáo theo. Thiên chúa giáo phát triển mạnh nhất với nhiều trào lưu cải đạo kể từ năm 1975 khi Indonesia chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Đông Timor bởi vì khi đó nhà thờ là nơi che chở và bảo vệ duy nhất cho người dân và là nơi tổ chức các cuộc đấu tranh chống áp bức.
Tên công ty: VIETTEL BURUNDI S.A
Tên thương hiệu: LUMITEL
Địa chỉ: No 51, Boulevard de l’UPRONA, Quartier Rohero II, Commune Rohero, Bujumbura-Mairie
Website: http://www.lumitel.bi/
Lumitel mang ý nghĩa tỏa sáng, thắp sáng, thương hiệu thể hiện mong muốn hướng đến một tương lai tươi sáng, cuộc sống thịnh vượng. Tỏa sáng còn được ngầm hiểu về biểu tượng 3 ngôi sao trên quốc kì Burundi.
Burundi là một đất nước còn nhiều khó khăn, tạo dựng tương lai tươi đẹp hơn cũng chính là đích đến mà người dân khao khát nhất. Do vậy, mạng Lumitel muốn trở thành người bạn đồng hành, cùng Burundi mang đến dịch vụ và cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân nơi đây.
Năm thành lập: 2014
Năm khai trương: 2015
Lumitel hướng đến mục tiêu trở thành công ty viễn thông lớn nhất tại Burundi với 1000 trạm thu phát sóng, 5000km cáp quang, phủ sóng đến 95% đất nước. Hiện tại Lumitel đã phủ sóng 2G tại 129/129 huyện của Burundi, 3G tại 100/129 huyện và 4G tại thủ phủ của 6/18 tỉnh tại Burundi. Lumitel cũng là nhà mạng đầu tiên và duy nhất cung cấp 4G tại Burundi.
Thị trường Burundi
1. Thông tin chung
Tên nước: Cộng hòa Burundi
Thủ Đô: Bujumbura
Diện tích đất nước: 27.830 km²
Vị trí địa lý: Quốc gia ở Trung Phi, Bắc giáp Rwanda, Đông và Nam giáp Tanzania, Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Congo và hồ Tanganyika. Đất nước nằm trong đất liền, phần lớn lãnh thổ là đồi núi và cao nguyên.
Khí hậu: Burundi nằm trong vùng khí hậu xích đạo. Các vùng thấp ở rìa phía Bắc và phía Đông nóng ẩm, vùng cao nguyên và núi có khí hậu ôn hòa hơn. Nhiệt độ trung bình từ 22-29 độ C.. Lượng mưa trung bình khoảng 1.500 mm/năm, mùa mưa từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 6 đến tháng 8 và từ tháng 12 đến tháng 1
Ngôn ngữ: Tiếng Kirundi và Tiếng Pháp
Tiền tệ: Franc Burundi (FBu). Tỷ giá: 1 USD = 1.535 BIF
Quốc Khánh: 1/7/1962
2. Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế:
Burundi là một nước nông nghiệp lạc hậu. Ngành kinh tế lớn nhất là nông nghiệp với trên 90% dân số sống bằng nghề nông. Burundi có các loại khoáng sản quí như kim cương, vàng, niken, cô ban, platinum, uranium, volfram... thu nhập kim cương chiếm 10% tổng giá trị hàng xuất khẩu.
Burundi là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Công nghiệp kém phát triển chủ yếu là chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chiếm khoảng 35% GDP và sử dụng hơn 90% dân số. Burundi xuất khẩu chính là cà phê và chè, chiếm 90% thu nhập ngoại tệ. Mặc dù GDP Burundi tăng khoảng 4% hàng năm từ 2006 đến nay, nhưng hiện tại, đang tiềm ẩn những yếu kém (tỷ lệ đói nghèo cao, hệ thống pháp luật yếu, mạng lưới giao thông kém, các tiện ích quá tải, và năng lực hành chính thấp…) mang đến nguy cơ phá hoại kế hoạch cải cách kinh tế của Chính phủ Burundi. Burundi đang phụ thuộc nhiều vào viện trợ từ các nhà tài trợ song phương và đa phương.
Burundi là nước nghèo tài nguyên, công nghiệp kém phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt (cà phê, ngô, đậu, lúa miến, chè, bông vải, dầu cọ) và chăn nuôi (dê, cừu, bò). Khoảng 90% dân số sống nhờ vào nông nghiệp. Các mặt hàng xuất khẩu gồm cà phê, chè và chuối. Kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu cà phê (chiếm đến 80% ngoại tệ thu được) Vì vậy khả năng thanh toán hàng hóa nhập khẩu không ổn định, tùy vào thị trường cà phê thế giới. Từ tháng 10 năm 1993, đất nước này trải qua những cuộc bạo động, xung đột lớn về sắc tộc làm khoảng 250.000 người chết và 800.000 người mất nhà cửa. Thực phẩm, thuốc men, điện nước không đủ đáp ứng
Cơ cấu các ngành nghề
+ Nông nghiệp: 44,9%
+ Công nghiệp: 20,9%
+ Dịch vụ: 34,10%
Ngoại thương
+ Xuất khẩu: 55,680,000 USD (2009)
Mặt hàng xuất khẩu: cà phê, chè, bông, đường
Thị trường xuất khẩu: Thụy Sĩ, EU, Pakistan, Rwanda, Ai Cập…
+ Nhập khẩu: 867,2 triệu USD (2013 est.).
Mặt hàng nhập khẩu: Gạo, vải vóc, xăng dầu, thực phẩm.
Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Ả Rập Xê Út, Kenya, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga.
3. Xã hội
Dân số:
Dân số: tính đến đầu năm 2014: 10,395,931 người ( Xếp thứ 86)
Mật độ dân số cao khoảng 388 người/km2 (Việt Nam:260, Moz: 26).
Tốc độ tăng dân số 3,28% (2014 est.).
Tháp dân số: Cơ cấu theo nhóm tuổi: + Từ 0-14 tuổi: 45.6% (Nam 2,497,999/Nữ 2,469,564) + Từ 15-24 tuổi: 19.7% (Nam 1,071,135/Nữ 1,074,763) + Từ 25-54 tuổi: 28.4% (Nam 1,533,191/Nữ 1,559,661) + Từ 55-64 tuổi: 3.8% (Nam 186,706/Nữ 225,467) Tỷ lệ tăng dân số (%): 3,59% Nhóm sắc tộc: Hutu (Bantu) 85%, Tutsi (Hamitic) 14%, Twa (Pygmy) 1%, châu Âu 3,000, Nam Á 2,000 Tôn giáo: Ước tính Kitô giáo chiếm 75% dân sô trong đó Công giáo La Mã là nhóm lớn nhất chiếm 60%. Tin Lành và Anh giáo chiếm 15% còn lại. Ước tính có khoảng 20% dân số tuân thủ các niềm tin tôn giáo bản địa truyền thống. Dân số Hồi giáo được ước tính ở mức 5%, đa số sống ở các vùng đô thị. Người Sunni chiếm đa số dân số Hồi giáo, còn lại là Shi'a. Trình độ học vấn: Tỷ lệ biết chữ ở Tanzania được ước tính là 73%. Giáo dục là bắt buộc trong bảy năm, cho đến 15 tuổi, nhưng hầu hết trẻ em không đi học, và một số không tham dự bất kỳ cấp bậc giáo nào. Số người biết đọc, biết viết đạt 35,3% nam: 49,3%, tỉ: 22,5%. Trẻ em từ 7-12 tuổi được học miễn phí, có một trường đại học ở thủ đô
|
Tên công ty: Viettel Tanzania
nnĐịa chỉ: 4th Floor, Tropical Center, New Bagamoyo Road, P.O Box 34716, Dar Es Salaam, Tanzania
nnWebsite: http://halotel.co.tz
nnThương hiệu: Halotel
nnLogo:
nnÝ nghĩa logo: Tên thương hiệu Halotel là sự kết hợp của từ “Halo” và “Telecom”. Halo có ý nghĩa là vầng hào quang, ánh sáng của mặt trời. Halotel là mạng viễn thông phục vụ lợi ích của mọi người dân Tanzania, mang tới tương lai tươi sáng cho người dân và đất nước.
nnNăm thành lập: 2014
nnKhai trương: Tháng 10/2015
nThị trường Tanzania
nn1. Thông tin chung
nnTên nước: Cộng hòa Thống nhất Tanzania
nnnnThủ Đô: Dodoma
nnDiện tích đất nước: Diện tích, 954.090 km² (hạng 30)
nnVị trí địa lý:
nnTanzania nằm ở Đông Phi, gồm một phần lục địa (Tanganyika cũ) và các đảo Zanzibar và Pemba. Bắc giáp Uganda và Kenya, Nam giáp Mozambique và Malawi, Đông giáp Ấn Độ Dương, Tây giáp Rwanda, Burundi và Cộng hòa Dân chủ
nnnnKhí hậu:
nnTanzania có khí hậu nhệt đới. Ở các vùng cao, nhiệt độ phân bố giữa 10 và 20 °C (50 và 68 °F) tương ứng theo mùa đông và hè. Phần còn lại của đất nước, nhiệt độ hiếm khi nào dưới 20 °C (68 °F). Khoảng thời gian nóng nhất rơi vào tháng 11 đến tháng 2 (25–31 °C / 77,0–87,8 °F trong khi khoảng thời gian lạnh nhất rơi vào giữa tháng 5 và tháng 8 (15–20 °C / 59–68 °F). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20 °C (68,0 °F). Khi hậu lạnh hơn ở các vùng núi cao.
nnĐất nước nằm gần xích đạo nên khí hậu nóng và ẩm. Những cơn gió gây mưa đến sớm nhất ở vùng ven biển phía đông.
nnĐơn vị hành chính:
nnTanzania được chia thành 26 khu vực, 21 ở đất liền và 5 ở đảo Zanzibar và 99 huyện. Có 114 hội đồng điều hành trong 99 huyện, 22 là đô thị và 92 là nông thôn. 22 đơn vị đô thị được phân loại là hội đồng thành phố (Dar es Salaam, Mwanza), Hội đồng thành phố trực thuộc Trung ương (Arusha, Dodoma, Iringa, Kilimanjaro, Mbeya, Morogoro, Shinyanga, Tabora, và Tanga) hoặc Hội đồng thành phố (mười một cộng đồng còn lại).
nnNgôn ngữ: Kiswahili hay Swahili, Kiunguju, Arabic, tiếng Anh ngoài ra còn một số thổ ngữ khác.
nnTiền tệ: Đồng Shilling Tanzania (TZS). Tỷ giá: 1.00 TZS = 0.000550700 USD
nnQuốc Khánh: 26/4 /1964
nn2. Kinh tế
nnTăng trưởng kinh tế:
nn+ GDP 2014: 36.6 triệu USD
nn+ GDP bình quân đầu người 2013: 695 USD
nn+Tăng trưởng GDP năm 2013-2014 ước tính: 7.2%
nnCuối năm 2008, đầu năm 2009, Tanzania bắt đầu vượt qua Đại suy thoái và phục hồi tương đối tốt. Giá vàng mạnh, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản được củng cố, và việc hội nhập của Tanzania vào thị trường toàn cầu đã giúp đất nước khỏi sự suy thoái. Các nền kinh tế Tanzania đã phát triển nhanh chóng nhờ vào thế mạnh du lịch, viễn thông, ngân hàng…
nnTuy nhiên, sự phát triển kinh tế này chỉ tập trung vào phần nhỏ dân số, Tanzania vẫn là một nước nghèo khó và kém phát triển. Chỉ số đói nghèo GHI của Tanzania là 20.6 (2013), dân số dưới mức nghèo khổ là 28,2% (2012), tỷ lệ thất nghiệp 11,7% (2011)
nnCơ cấu nền kinh tế:
nn+ Nông nghiệp: 24,5%
n+ Công nghiệp: 22,2%
n+ Dịch vụ: 44,3% (2014)
Ngoại thương
nn+ Xuất khẩu: 2,98 tỷ USD (2009)
nnMặt hàng xuất khẩu: cà phê, bông, sisal, hạt điều, khoáng sản, thuốc lá.
nnThị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan, Đức,....
nn+ Nhập khẩu: 5,78 tỷ USD ( 2009)
nnMặt hàng nhập khẩu: sản phẩm chế tạo (máy móc, hàng tiêu dùng, phương tiện), hóa chất, dược phẩm, nguyên liệu công nghiệp, dầu thô...
nnThị trường nhập khẩu chủ yếu là Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, UAE...
nnHoạt động đầu tư nước ngoài của Tanzania nhờ có các hoạt động cải cách kinh tế và những cải thiện trong môi trường đầu tư, điều kiện chính trị xã hội ổn định. Những năm gần đây Tanzania được IMF, WB và các nước tài trợ giúp về tài chính để cải thiện cơ sở hạ tầng. Các cuộc cải cách trong hệ thống ngân hàng gần đây giúp Tazania thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực tư nhân.
nn3. Xã hội
nnDân số:
nnDân số tính đến đầu năm 2014: 47,601,796 người
nnCấu trúc dân số:
nnn : nn0-14 tuổi: 44.8% | n
n Tỷ lệ tăng dân số (%): 2.820 n | n
Dân tộc: Christian 30%, Mỹ 35%, indigeno Mỹ 35%
nnTôn giáo: 62% dân số của Tanzania là Kitô giáo, 35% là người Hồi giáo, và 3% là thành viên của các nhóm tôn giáo khác
nnKitô giáo ở Tanzania bao gồm nhiều giáo phái khác nhau như Công giáo Rôma, Giáo hội Luther, Anh giáo, Phong trào Ngũ Tuần, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Mặc Môn, và các thành viên Nhân chứng Jehovah.
nnNgười Hồi giáo chiếm hơn 28% dân số của khu vực đất liền (Tanganyika) và chiếm đến hơn 99% dân số trên đảo Zanzibar. Phần lớn là người Hồi giáo Sunni,một số ít là Hồi giáo Shia dòng giáo phái Ahmadi thiểu số.
nnẤn Độ giáo là một tôn giáo thiểu số ở Tanzania, với khoảng 30.000 tín đồ (1996). Hầu hết họ là con cháu của người Ấn Độ (Gujarat) di cư đến. Có một số ngôi đền Ấn Độ trong Dar es Salaam, hầu hết trong số đó nằm tại trung tâm thành phố.
nnTrình độ học vấn: Tỷ lệ biết chữ ở Tanzania được ước tính là 73%. Giáo dục là bắt buộc trong bảy năm, cho đến 15 tuổi, nhưng hầu hết trẻ em không đi học, và một số không tham dự bất kỳ cấp bậc giáo nào.
nTên thương hiệu: Mytel
Địa chỉ: 61-63, Zoological Garden Rd, Dagon Township, Yangon, Myanmar
Website: mytel.com.mm
Contact email: mytel@mytel.com.mm
Mytel là cái tên mang tính quốc tế khi sử dụng tiếng Anh - ngôn ngữ thứ hai được giảng dạy ở trường học, nhưng vẫn thể hiện được nét dân tộc khi kết hợp với "My" trong Myanmar và "Tel" trong "Telecom" để tạo ra thương hiệu viễn thông của người Myanmar. Mytel còn được hiểu là mạng di động của tôi (My = của tôi), cho thấy sự tôn trọng, lắm nghe từng nhu cầu riêng biệt của khách hàng.
Mytel là thương hiệu mạng viễn thông của Telecom Internation Myanmar Co.,Ltd – liên doanh giữa Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) đang nắm giữ 49% cổ phần cùng Myanmar National Telecom Holding Public Limited (MNTH) và Star High Public Company Limited (Star High).
Theo kế hoạch, Mytel sẽ đầu tư gần 1,5 tỷ USD để xây dựng 7.200 trạm phát sóng 4G tại Myanmar, đặt mục tiêu phủ sóng 4G đến 90% dân số Myanmar tại thời điểm khai trương vào Quý I năm 2018.
Myanmar, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia có chủ quyền tại Đông Nam Á có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là đường bờ biền giáp với vịnh Bengal và biển Andaman. Theo số liệu điều tra nhân khẩu năm 2014, Myanmar có 51 triệu cư dân. Myanmar có diện tích 676.578 km². Thành phố thủ đô là Naypyidaw còn thành phố lớn nhất là Yangon.
Hành chính
Myanmar được chia thành 7 bang và 7 vùng hành chính. Vùng lớn nhất là Bamar. Các bang, thực chất, là các vùng sinh sống của một số sắc tộc đặc biệt. Các vùng hành chính được chia nhỏ tiếp thành các thành phố, khu vực và các làng. Các thành phố lớn được chia thành các quận.
Địa lý
Myanmar có tổng diện tích 678.500 kilômét vuông (261.970 dặm vuông), là nước lớn nhất trong lục địa Đông Nam Á, và là nước lớn thứ 40 trên thế giới (sau Zambia). Nước này hơi nhỏ hơn bang Texas Hoa Kỳ và hơi lớn hơn Afghanistan.
Dân số
Myanmar có dân số khoảng 40 tới 55 triệu người. Con số dân cư hiện tại chỉ là ước tính bởi vì cuộc tổng điều tra dân số toàn quốc cuối cùng, do Bộ Nội và các Vấn đề Tôn giáo tiến hành, đã xảy ra từ năm 1983. Có hơn 600.000 công nhân nhập cư Myanmar có đăng ký tại Thái Lan, và hàng triệu người lao động bất hợp pháp khác. Những công nhân nhập cư Myanmar chiếm 80% số lao động nhập cư tại Thái Lan. Mật độ dân số bình quân của Myanmar là 75 người trên km², một trong những mức thấp nhất vùng Đông Nam Á. Các trại tị nạn tồn tại dọc theo biên giới Ấn Độ-Myanmar, Bangladesh-Myanmar và Myanma-Thái Lan và hàng ngàn người khác sống tại Malaysia. Những ước tính thận trọng cho rằng hơn 295.800 người tị nạn từ Myanmar, đa số là người Rohingya, Kayin và Karenni.
Văn hóa
Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanmar, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi văn hóa Phật giáo Nam truyền Miến Điện.
Tôn giáo
Myanmar có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó đạo Phật chiếm 89,3% số dân; Thiên Chúa giáo 5,6%; đạo Hồi 3,8%; đạo Hindu 0,5%; các tôn giáo khác như Do Thái giáo, Đa Thần giáo, Vật linh giáo, v.v. Chiếm khoảng 0,8% số dân. Mọi công dân Myanmar được tự do tín ngưỡng, tuy theo tôn giáo khác nhau nhưng dân chúng vẫn sống hòa bình, bằng chứng là những kiến trúc của tôn giáo khác nhau cùng được xây dựng và ton trọng tại những thành phố lớn.